K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 2 2017
Ba khổ giữa miêu tả cảnh đẹp cụ thể của Hương Sơn. Rừng mơ, suối Yến, tiếng chim ca thỏ thẻ "vườn hoa", dáng cá "lững lờ" dưới dòng nước trong veo, phẳng lặng, tiếng chuông chùa ngân nga... là những hình ảnh sinh động biến hoá như có hồn. Bức tranh phong cảnh vừa hiện thực vừa mang màu sắc huyền thoại lãng mạn được dệt nên bởi nghệ thuật ẩn dụ nhân hoá: "chim cúng trái", "cá nghe kinh", cách phối thanh, phối hình tài hoa tinh tế đã gợi lên được thần thái Hương Sơn. Âm điệu của "tiếng chày kình" (tiếng chuông chùa) như dẫn dụ du khách vào giấc mộng cõi tiên cảnh để tâm hồn được cao khiết, thánh thiện hơn. Khung cảnh thiên nhiên đẹp như trong cõi mộng và không gian tĩnh lặng đã khiến cho “khách tang hải giật mình”. Cái giật mình ấy vừa làm nổi bật lên vẻ tĩnh lặng của không gian vừa diễn tả được sự say sưa của khách khi đứng trước cảnh đẹp Hương Sơn. Qua đoạn thơ, những lớp lang trập trùng cao thấp của thắng cảnh Hương Sơn lần lượt hiện lên như mời gọi, như mê hoặc. Sự lặp lại đại từ chỉ định “này” được lặp lại 4 lần để liệt kê 4 thắng cảnh tiêu biểu nổi tiếng gắn với những huyền thoại li kì về cửa phật đã nhân lên cảm xúc say sưa khoan khoái. Tiếp theo là những câu thơ giàu chất hoạ, chất nhạc với các từ láy gợi hình “long lanh”, “thăm thẳm”, “gập ghềnh” vẽ ra vẻ đẹp mộng ảo, thần tiên huyền bí của “Nam thiên đệ nhất động”.
27 tháng 2 2017
Ba khổ giữa miêu tả cảnh đẹp cụ thể của Hương Sơn. Rừng mơ, suối Yến, tiếng chim ca thỏ thẻ "vườn hoa", dáng cá "lững lờ" dưới dòng nước trong veo, phẳng lặng, tiếng chuông chùa ngân nga... là những hình ảnh sinh động biến hoá như có hồn. Bức tranh phong cảnh vừa hiện thực vừa mang màu sắc huyền thoại lãng mạn được dệt nên bởi nghệ thuật ẩn dụ nhân hoá: "chim cúng trái", "cá nghe kinh", cách phối thanh, phối hình tài hoa tinh tế đã gợi lên được thần thái Hương Sơn. Âm điệu của "tiếng chày kình" (tiếng chuông chùa) như dẫn dụ du khách vào giấc mộng cõi tiên cảnh để tâm hồn được cao khiết, thánh thiện hơn. Khung cảnh thiên nhiên đẹp như trong cõi mộng và không gian tĩnh lặng đã khiến cho “khách tang hải giật mình”. Cái giật mình ấy vừa làm nổi bật lên vẻ tĩnh lặng của không gian vừa diễn tả được sự say sưa của khách khi đứng trước cảnh đẹp Hương Sơn. Qua đoạn thơ, những lớp lang trập trùng cao thấp của thắng cảnh Hương Sơn lần lượt hiện lên như mời gọi, như mê hoặc. Sự lặp lại đại từ chỉ định “này” được lặp lại 4 lần để liệt kê 4 thắng cảnh tiêu biểu nổi tiếng gắn với những huyền thoại li kì về cửa phật đã nhân lên cảm xúc say sưa khoan khoái. Tiếp theo là những câu thơ giàu chất hoạ, chất nhạc với các từ láy gợi hình “long lanh”, “thăm thẳm”, “gập ghềnh” vẽ ra vẻ đẹp mộng ảo, thần tiên huyền bí của “Nam thiên đệ nhất động”.
22 tháng 2 2016

I. Tác giả và tác phẩm

1. Tác giả Chu Mạnh Trinh (1862 – 1905) tự Cán Thần, hiệu Trúc Vân, người làng Phú Thị, tổng Lễ Sở, huyện Đông Yên, đỗ tiến sĩ năm 1892. Ông là người tài hoa, không chỉ có tài làm thơ Nôm mà còn có tài về kiến trúc, đã từng tham gia trùng tu chùa Thiên Trù trong quần thể Hương Sơn. Chu Mạnh Trinh để lại một số tác phẩm như Thanh Tâm tài nhân thi tập, Tổng vịnh và vịnh 20 hồi Truyện Kiều, Bài tựa Truyện Kiều và một số bài thơ tả cảnh Hương Sơn.

2. Tác phẩm: Bài ca phong cảnh Hương Sơn được viết theo thể hát nói, gồm 19 câu, có thể chia làm ba phần: - 4 câu đầu: cái hăm hở như là tiếng reo vui gặp gỡ khi đến với Hương Sơn. - 10 câu tiếp theo: miêu tả cảnh đẹp mĩ lệ của quần thể nhiều tầng ở Hương Sơn. - Năm câu cuối: cảm nghĩ của tác giả trước cảnh đẹp của Hương Sơn. Đây là một trong ba bài thơ Chu Mạnh Trinh viết về Hương Sơn vào dịp ông trông coi trùng tu, tôn tạo quần thể danh thắng này. Bài thơ ca gợi phong cảnh đẹp của quần thể danh thắng Hương Sơn gồm gần 20 di tích, trong đó động Hương Tích được xem là Nam thiên đệ nhất động. Lần theo bài thơ, ta như lạc vào một cảnh Bụt, nơi chim cúng trái, cá nghe kinh, đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt và nhất là đường lên động Hương Tích: thẳm một hang lồng bóng nguyệt, gập ghềnh mấy lối uốn theo mây. Cái đẹp của Hương Sơn là cái đẹp của một quần thể nhiều tầng thiên tạo lẫn với nhau tạo và đặc biệt là cái đẹp trong bầu không khí thoát tục đượm vị thiền – đã khiến nhà thơ phải thốt lên tận đáy lòng mình: càng trông phong cảnh càng yêu.

II. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Không khí thoát tục ở Hương Sơn

Cảnh Hương Sơn được miêu tả từ xa đến gần: trong rừng mai chim chóc thỏ thẻ như đang dâng hoa quả cúng Phật; ở khe Yến cá lững lờ như say lời tụng niệm. Tiếng chuông ngân lên làm cho khách viễn du như say mộng huyền ảo mùi thiền. Cái đẹp của Hương Sơn trước hết là vẻ đẹp của thiên nhiên hòa trong khung cảnh thiêng liêng chốn cửa Phật. Giật mình nhưng vẫn trong giấc mộng cho thấy khách sợ say vì đạo, say vì cảnh. Cảnh thiêng liêng làm cho kẻ phàm tục có cảm tưởng như trút bỏ được mọi ưu phiền, lo toan trần thế để lắng đọng tâm linh cho thanh khiết, thánh thiện hơn

Câu 2. Vẻ đẹp thiên nhiên

Với nét bút tài hoa, nhà thơ đã chọn nhiều tinh từ và trạng từ để gợi tả hình ảnh: lững lờ, long lanh, thăm thẳm, gập ghềnh. Cảnh vật ở đây càng sống động hơn với các hình ảnh chim cúng trái, cá nghe kinh, làm cho khách viễn du phải hỏi, giật mình, trông lên… Điệp từ này tạo ấn tượng trùng điệp, hùng vĩ của suối, chùa, hang, động: Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng Này hang Phật tích, này động Tuyết Quynh. Hình ảnh một quần thể thắng cảnh độc đáo hiện lên với nhiều màu sắc của đá trông như gấm dệt. Đường nét và hình ảnh cũng tạo cho con người cảm giác siêu thoát: Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệtm Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây. Hang lồng bóng nguyệt là hang sâu, ban đêm thường có ánh trăng rọi vào. Lối uốn thang mây là lối đi quanh co lên đỉnh núi như bậc thang. Cả hai đều là hình ảnh thực, nhưng đều mang lại vẻ huyền bí, huyền ảo làm cho con người dễ say sưa với vẻ huyền bí đó.

Câu 3. Suy niệm của tác giả

Từ sự rung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, tác giả nghĩ về một khung cảnh rộng lớn hơn, đó là giang sơn, đất nước: Chừng giang sơn còn đợi ai đây. Có thể mày sắc của Phật pháp tô điểm thêm nét đẹp đặc biệt của Hương Sơn nhưng cũng chính là làm đẹp thêm vẻ đẹp của đất nước. Đó là lời thơ ca ngợi đất nước của Chu Mạnh Trinh. Với nghĩa tường minh trong câu cuối cùng, nhà thơ cho thấy tâm trạng đối với đất nước của mình. Qua cảnh Hương Sơn, nhà thơ càng yêu mến quê hương, đất nước hơn.
 

8 tháng 5 2019

Tháp Bình Sơn được xây dựng vào thế kỷ thứ XIV với nhiều nét độc đáo cả về kiến trúc nghệ thuật, mỹ thuật, kỹ thuật xây dựng. Trước đây, Tháp có 15 tầng nhưng hiện chỉ còn 12 tầng. Tháp cao 14 thước 70, hình vuông, nhỏ dần về phía ngọn, và được xây từ 13.200 viên gạch nung. Phần ruột Tháp có một khoảng trống nhỏ chạy suốt chân Tháp lên ngọn. Xung quanh Tháp được ốp một lớp gạch vuông, phủ kín thân Tháp. Mặt ngoài của lớp gạch ốp này được trang trí hoa văn phong phú mang đặc trưng của nghệ thuật thời Lý – Trần.  

 Tương truyền ngôi tháp có 15 tầng nhưng nay chỉ còn 11 tầng. Tháp cao 16 mét, lòng tháp rỗng. Bệ tháp hình vuông, mỗi cạnh dài 4,45 mét thu nhỏ dần lên đỉnh, tầng trên cùng mỗi cạnh dài 1,55 mét. Tháp Bình Sơn được xây bằng gạch nung già, màu đỏ sậm. Dấu vết hoa văn trang trí trên thân tháp hiện còn là những họa tiết hoa cúc, cánh sen, cánh đề, sư tử hí cầu, rồng chạm nổi… Trải qua nhiều thế kỷ mưa nắng dãi dầu, lại thường bị lũ lụt tràn về tàn phá, đã có lúc tháp bị nghiêng lệch và sụt lở.

Điều đáng ghi nhận là vào đầu thập niên 1970, mặc dầu trong hoàn cảnh chiến tranh, Bộ Văn hóa Thông tin kết hợp cùng Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Vĩnh Phú đã chỉ đạo và phối hợp với nhiều ban ngành như: Xưởng phục chế di tích của Bộ Văn hóa, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trung ương, Hợp tác xã cao cấp gốm sành Hương Canh cùng các nghệ nhân bỏ nhiều công sức để phục dựng, cứu vãn ngôi tháp tồn tại đến ngày nay. Trong các lần trùng tu, mặc dầu đã chọn đất rất kỹ, chọn phương pháp nung tối ưu nhưng chất lượng gạch mới vẫn không thể sánh với gạch nung nguyên thủy của tháp nên đã bị rêu đóng.

Gần tháp có một vũng nước được bao bọc bằng bờ gạch, mà người ta thường gọi là giếng. Tương truyền đất của giếng là một ngôi tháp, được gọi là tháp Xanh. Một hôm, ngôi tháp biến mất, còn lại miệng giếng như hiện nay?

Thông thường nếu là giếng thì miệng giếng phải tròn đều, đằng này miệng giếng hình hơi thuẫn (đường kính dài khoảng 4 mét và đường kính ngắn khoảng 3 mét). Còn nếu là tháp thì chân tháp cũng phải hình vuông hay hình chữ nhật, nền móng phải có độ dày. Phải chăng cái giếng là một ngôi mộ cổ đã được bốc dỡ?

Ngoài ra, trước chánh điện chùa Vĩnh Khánh (giữa ngôi tháp và giếng) có một cây sứ khá đẹp, tương truyền cây sứ đó đã trên 500 năm tuổi. Cần xác định niên đại, nếu quả thật cây sứ ấy trên 500 năm thì thật quý giá, cần phải bảo tồn.

Đại đức Thích Kiến Nguyệt, Trưởng ban Văn hóa Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc, Trưởng ban Hưng công Thiền phái Trúc Lâm được Sở Văn hóa-Thể thao & Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc (chủ đầu tư) đề cử thi công Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Bình Sơn cho biết: “Tôi được biết tháp Bình Sơn là một trong 5 tháp quý có ảnh hưởng lớn đến Phật giáo, đó là tháp Báo Thiên (Hà Nội), tháp Tường Long (Hải Phòng), tháp Phổ Minh (Nam Định), tháp Báo Ân và tháp Bình Sơn. Trong đó, tháp Bình Sơn có hoa văn khác hẳn, kiến trúc không hẳn của Chàm, có pha lẫn nét Ấn Độ. Đây là vấn đề cần nghiên cứu kỹ để Phật tử hiểu biết thêm về nét văn hóa đời Trần”.

Được biết, tháp Bình Sơn nằm trong tuyến du lịch tâm linh tham quan thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (chỉ cách thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên khoảng 20 cây số). Vì thế, ngôi tháp cổ Bình Sơn cần được bảo tồn, nghiên cứu bài bản để giới thiệu cho du khách, nhất là du khách Phật giáo.

8 tháng 5 2019

cảm ơn bạn nha!

21 tháng 6 2019

Về thể loại, Hương Sơn phong cảnh ca giống thể loại bài thơ Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ), cùng là thể hát nói.

Đáp án cần chọn là: B

10 tháng 9 2018

Tác phẩm thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, hòa quyện với tâm linh, hướng con người tới niềm tự hào về đất nước.

Đáp án cần chọn là: A

18 tháng 2 2017

Đồ Sơn là một quận của thành phố Hải Phòng, cách trung tâm thành phố khoảng 20 km về hướng đông nam, hiện là một khu nghỉ mát gồm nhiều bãi biển với phong cảnh tuyệt đẹp thu hút đông đảo khách du lịch đến đây hàng năm.

Đồ Sơn là khu nghỉ mát và tắm biển nổi tiếng ở miền Bắc. Đồ Sơn là một bán đảo nhỏ do dãy núi Rồng vươn dài ra biển, với hàng chục mỏm cao tù 25 đến 130m, nơi đây có bãi cát mịn, bên bờ biển rợp bóng phi lao. Về phía tây và tây bắc, quận Đồ Sơn tiếp giáp với huyện Kiến Thụy, các hướng còn lại tiếp giáp với biển Đông. Do ở phía bắc và phía nam của quận là hai cửa sông Lạch Tray và Văn Úc thuộc hệ thống sông Thái Bình đổ ra biển đem theo nhiều phù sa ,cộng thêm việc quai đê lấn biển ở Đảo Hòn Dáu để xây dựng khu Resort cao cấp,nên nước biển ở khu vực này (nhất là khu II) đục nhưng vẫn có sức thu hút du khách.

Đồ Sơn hội tụ các điều kiện: cơ sở vật chất là nhà cửa, khách sạn, nhà hàng, đường xá, điện nước khá hoàn chỉnh. Trước đây Đồ Sơn là nơi lui tới nghỉ ngơi, hưởng thụ của vua chúa quan lại đô hộ. Nơi đây còn ngôi nhà bát giác kiên cố của Bảo Đại – ông vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Bãi tắm Đồ Sơn chia làm 3 khu chính: khu 1 nằm ngay đầu quận Đồ Sơn, khu 2 có nhiều khách sạn hiện đại, khu 3 yên tĩnh và kín đáo. Cát ở Đồ Sơn rất mịn, ít vỏ sò, có màu vàng óng khi mặt trời lên và có màu đỏ hồng vào lúc hoàng hôn. Vào ngày hè, Đồ Sơn thật sống động. Du khách khắp mọi miền đất nước cũng như khách quốc tế về đây tắm biển, nghỉ ngơi và leo núi, ngắm nhìn ba thế biển đẹp.

Đồ Sơn có rất nhiều khách sạn nổi tiếng, đầy đủ tiện nghi rất thoải mái như Biệt Thự Bảo Đại, khách sạn Đồ Sơn Resort, khách sạn Biển Nhớ, khách sạn Hải Âu, khách sạn Hoa Phượng, khách sạn Lâm Nghiệp, khách sạn Công Đoàn Việt Nam, Hòn Dáu Resort….Những khách sạn này đều đảm bảo cho bạn tiện nghi nhất, tùy từng khách sạn sang trọng với mức giá khác nhau, bạn sẽ được tận hưởng những dịch vụ khác nhau tại các khách sạn này và lựa chọn cho mình một khách sạn phù hợp nhất khi đến với khu du lịch Đồ Sơn này.

Du lịch tại Đồ Sơn, bạn có thể tham quan rất nhiều cảnh đẹp hấp dẫn như: Đảo Dáu với bể bơi nhân tạo thuộc hàng lớn nhất Châu Á,có vườn chim,vườn thú,khu vui chơi giải trí,các khách sạn đẳng cấp 3 đến 5 sao, đặc biệt không thể thiếu ngọn hải đăng cổ kính hơn trăm năm tuổi.Kể từ khi được tu sửa khang trang,nơi đây còn được gọi vui bằng cái tên “Đà Lạt thu nhỏ” ,hằng năm được rất đông du khách đến vui chơi giải trí vào những ngày hè. Ngoài ra khi đến với Đồ Sơn,du khách có thể đến thăm di tích bến tàu không số, nằm ở chân đồi Nghĩa Phong, tìm hiểu về con đường Hồ Chí Minh trên biển đầy gian khổ. Tham quan quần thể di tích Đình Ngọc Xuyên- Suối Rồng- Tháp Tường Long. Đặc biệt, tại khách sạn Đồ Sơn Resort bạn còn được vui chơi thỏa thích tại casino trên tầng 3 của khách sạn. Đây là nơi duy nhất tại miền bắc mà bạn có thể thoải mái chơi trò chơi đặc biệt này.

Nếu đến đây vào đúng các mũa lễ hội, bạn sẽ bị thu hút bởi sự náo nhiệt tại nơi đây. Có thể kể đến một số lế hội như lễ hội đảo Dáu. Vào ngày này, người dân Đồ Sơn nói riêng và người dân buôn bán khắp nơi đi thuyền ra đảo cúng và thắp hương cầu may cho một năm buôn bán thuận lợi và sức khỏe bình an. Hay cứ vào mỗi dịp Tết đến,người dân khắp nơi lại đổ về Đồ Sơn viếng thăm đền Bà Đế,cầu phúc cho mưa thuận gío hoà,nhà nhà êm ấm. Đặc biệt, một lễ hội được người dân nơi đây cùng du khách bốn phương mong chờ nhất đó là lễ hội chọi trâu. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được tổ chức 2 vòng: Vòng sơ loại vào ngày 8 tháng 6 âm lịch và vòng chung kết vào ngày 9 tháng 8 âm lịch,thu hút rất đông du khách cả ở trong và ngoài nước.

Được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho những gì tinh hoa đẹp đẽ nhất của biển cả, cùng với sự khéo léo của người dân nơi đây, Đồ Sơn hiện đang là một trong những khu du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước. Đồ Sơn đã và đang cố gắng hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng du lịch cũng như tên tuổi của mình đi khắp bốn phương.

24 tháng 3 2017

- Tác giả có cái nhìn bao quát về cảnh vật khi Chu Mạnh Trinh đến chùa Hương, thể hiện qua câu “Bầu trời cảnh Bụt”

+ Không gian của núi non, sông nước, mây trời

+ Cái thú của việc tới Hương Sơn là sự ao ước của nhiều nhà thơ trong đó có tác giả

+ Cảnh vật thiên nhiên cũng là cảnh tôn giáo

+ Lòng ngưỡng mộ với cảnh Phật là cảm nhận tinh tế của một nhà thơ

+ Giọng thơ khoan thai, nhẹ nhàng như ru, như mời mọc

+ Tâm hồn thi sĩ như bâng khuâng, lảng bảng trong tĩnh tại của tâm linh mà vẫn tỉnh táo lạ thường

⇒ Sự hòa quyện giữa vẻ đẹp thiên nhiên, cảm hứng tôn giáo với tinh thần yêu nước của quê hương, đất nước qua đó thể hiện sự tài hoa của tác giả